Chat với chúng tôi

Social Media Icons

tin tuc cong nghe kiem tien qua mang iphone 8 huong dan seo
1 2 3 4

Bài đăng phổ biến

Friday, July 20, 2018

Bài Tập nâng cao và một số chuyên đề hình học 10 - Nguyễn Minh Hà

[Ebook] Bài tập nâng cao và một số chuyên đề hình học 10 - Nguyễn Minh Hà

Cuốn "Bài tập nâng cao và một số chuyên đề hình học 10" của tác giả Nguyễn Minh Hà được xem như tài liệu giáo khoa dành cho chuyên toán. Cuốn sách rất hữu ích và hôm nay blog sẽ đăng ebook của quyển sách này. 
Các bạn tham khảo ở dưới!



TUYỂN TẬP ĐỀ THI OLYMPIC 30/4 TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2012 - Trần Đức Huyên

Do lỗi bản quyền nên chỉ xem online được không tải về được các bạn thông cảm!
___________________________
Xem phía dưới =>>>>>>>>>>>>
_______________


Wednesday, July 18, 2018

Blog tổng hợp đề thi

Trong Thời gian tới mình không on thường xuyên và mình quen biết với một người bạn tên là: Bùi Minh Quân (tự xin thông tin)  bạn ấy cũng là thành viên của THPT Chuyên Hà Tĩnh. Bạn ấy cũng lập blog riêng cho mình nhưng chưa được lên top google. Bạn ấy muốn dùng ké blog của mình (hehe)
Phía dưới là blog của bạn ấy. Mong các bạn ủng hộ blog của bạn mình không gì bạn ấy ghen tị với mình thì chết. (mà cùng họ "bùi" mới ghê, nguy hiểm sml)


Link BLOG: https://hsgmontoan.blogspot.com/


p.s: Ủng hộ blog bạn đó thì đừng quên blog của mình (đừng ủng hộ cho blog đó :((((( )

Một lần nữa cảm ơn mọi người trong thời gian qua! 
Tạm biệt và gặp lại một ngày ko xa. Bye bye! See you again!


Tuesday, July 17, 2018

CÁC BÀI TOÁN HÌNH HỌC HÀNG TUẦN: TUẦN 3 THÁNG 7 NĂM 2018

Nguồn bài viết: http://analgeomatica.blogspot.com/


Đây sẽ là một chuyên mục hàng tuần trên blog "Hình học sơ cấp". Mỗi tuần tôi sẽ đưa lên những lời giải hay cho ít nhất một bài toán được đề nghị ở trong các tuần trước và đồng thời tôi cũng sẽ đề nghị một số bài toán cho tuần sau. Các bài toán hình học được đề nghị có thể do tôi sáng tác, từ các bạn đọc sáng tác gửi tới hoặc được chọn lọc từ các cuộc thi Olympic trên toàn thế giới, tất cả đề bài và lời giải sẽ đều được ghi rõ nguồn gốc. Lời giải cho bài toán đề nghị, các phát triển cũng như mọi thảo luận và trao đổi xin gửi về địa chỉ email analgeomatica@gmail.com.




Monday, July 16, 2018

ĐỀ THI OLYMPIC GẶP GỠ TOÁN HỌC NĂM 2018

LỚP 10
Bài 1. Tìm tất cả các cặp số nguyên $(a,b)$ thoả mãn phương trình: 
$$(a+b)^4=6a^2+8ab+6b^2$$

Bài 2. Với $a,b,c$ là ba số thực không âm thoả mãn điều kiện $(a+1)(b+1)(c+1)=8$.
Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:
$$P=a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2$$

Bài 3. Trong một giải đấu bóng đá, các đội thi đấu vòng tròn một lượt với nhau. Kết thúc mỗi trận đấu, đội thắng sẽ được 3 điểm, đội thua được 0 điểm, còn nếu hai đội hoà nhau thì mỗi đội được 1 điểm. Kết thúc giải đấu, có một đội giành được nhiều điểm nhất giải nhưng lại có số trận thắng ít nhất. Tìm số đội bóng tối thiểu có thể có của giải.

Bài 4. Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O) có I là tâm đường tròn nội tiếp. Tia AI cắt (O) tại J khác A. Đường thẳng JO cắt (O) tại K khác J và cắt BC tại E. Tiếp tuyến của (O) tại B và C cắt nhau tại S. Đường thẳng SA cắt (O) tại D khác A, đường thẳng DI cắt (O) tại M khác D.
Chứng minh JM đi qua trung điểm đoạn IE.



LỚP 11
Bài 1. Xét bảng vuông $nxn$ ô trong đó $n$ là bội số của $3$. Ta muốn tô màu một số ô sao cho trong mỗi bảng con $mxm$ với $m>1$, số ô được tô không lớn hơn số ô không được tô.
Hỏi có tối đa bao nhiêu ô được tô?

Bài 2. Cho $n,k$ là các số nguyên dương. Giả sử rằng tồn tại các bộ số nguyên $A=(a_1,a_2,...,a_n)$ và $B=(b_1,b_2,...,b_n)$ không trùng nhau sao cho
$$\large a_1^{i}+a_2^{i}+.....+a_n^{i}=b_1^{i}+b_2^{i}+....+b_n^{i}$$

với mọi số nguyên dương i không vượt quá $k$.
a) Với $n=3,k=2$, hãy tìm một cặp $(A,B)$  thoả mãn điều kiện đề bài.
b) Chứng minh rằng $n \geq k+1$.

Bài 3. Các điểm X và Y tương ứng nằm trên các tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ tại B,C sao cho $AB=BX$ và $AC=CY$ (các điểm $X,Y,A$ nằm cùng phía đối với đường thẳng $BC$). Gọi $I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$.
Chứng minh rằng góc BAC + góc XIY = $180^0$

Bài 4. Cho A là tập hợp hữu hạn các số nguyên dương thoả mãn điều kiện: với mọi cặp hai phần tử phân biệt $x,y$ thuộc A thì ta có
$$|x-y| \geq \frac{xy}{31}$$
Hỏi A có nhiều nhất bao nhiêu phần tử?




LỚP 12
Bài 1. Cho $a,b,c$ là các số thực thỏa mãn điều kiện $a^2+b^2+c^2=1$. Chứng minh rằng
$$3abc \geq 10(a^b+b^3+c^3-1)$$

Bài 2. Cho tam giác $ABC(AB<AC)$  không cân nội tiếp đường tròn (O). Trên cạnh AC, AB lấy D, E sao cho tứ giác BCDE nội tiếp đường tròn tâm (O'). Gọi F là giao điểm của BC, DE. M là hình chiếu của O' lên AF. G là giao điểm của BD, CE. Gọi I, J, K lần lượt là hình chiếu của M lên $BC,CA,AB$. Chứng minh rằng:
a) Ba điểm I, J, K thẳng hàng và nằm trên đường thẳng d.
b) d chia đôi MG.

Bài 3. Cho A là tập hợp gồm $2n-1$ số thực dương phân biệt $(n\geq 2)$ có tổng bằng S. Chứng minh rằng có thể tìm được ít nhất $C_{2n-2}^{n-1}$ tập con n phần tử của A mà tổng các phần tử của mỗi tập con ấy không nhỏ hơn $\frac{S}{2}$.

Bài 4. 
a) Chứng minh rằng trong 6 số nguyên liên tiếp, khi lấy 5 số tùy ý thì tồn tại 3 số đôi một nguyên tố cùng nhau.
b) Với mọi số nguyên dương $n \geq 2$, gọi $f(n)$ là số nhỏ nhất sao cho trong mọi tập con $f(n)$ phần tử của tập hợp gồm n số tự nhiên liên tiếp đều tìm được 3 số đôi một nguyên tố cùng nhau. Tìm công thức xác định $f(n)$.

Friday, July 13, 2018

[CHUYÊN MỤC]SÁNG TẠO BẤT ĐẲNG THỨC - BÀI SỐ 2

Đây là chuyên mục được đề cập trong một thời gian nhất định. Chuyên mục này sẽ đăng các bài bất đẳng thức do các bạn tự sáng tác đưa về hòm thư của blog (chterk28@gmail.com)

BÀI SỐ 2 



[EBOOK] KHÁM PHÁ TƯ DUY KĨ THUẬT GIẢI BẤT ĐẲNG THỨC MIN - MAX - ĐẶNG THÀNH NAM

Thursday, July 12, 2018

[TOPIC] TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG LỚP 9 CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ NĂM 2017-2018

































34- Đề thi HSG 9 tỉnh .....  năm học 2017-2018


(Tiếp tục cập nhật)

Nguồn: Bài viết của Ngoc Hung tại VMF!

[KẾT QUẢ] KÌ THI IMO 2018 CỦA ĐOÀN VIỆT NAM

Nguồn: Facebook
Chúc mừng thành tích của các anh =)))



[EBOOK] CHINH PHỤC BẤT ĐẲNG THỨC TRONG ĐỀ THI QUỐC GIA

MY FIRST INEQUALITY


Liên Hệ

Mọi người cho mình ý kiến hoặc đóng góp cho blog thì vui lòng điền đầy đủ thông tin phía dưới. 
Mình cảm ơn!

PHƯƠNG PHÁP: ĐẶT ẨN PHỤ ĐƯA VỀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐỐI XỨNG LOẠI $2$


Đây là bài viết của anh Rias Gremory trên VMF!
Sau đây là bài viết: 

Mình thấy gặp rất nhiều bài toán về giải phương trình vô tỷ ở diễn đàn đã được giải giải bằng cách đặt ẩn phụ đưa về hệ đối xứng loại $2$ 
Và câu hỏi là : Tại sao lại có cách đặt như vậy ?? Chẳng nhẽ là may mắn sao, hay là '' mò ra ta có ''  . Câu trả lời là không !!
Đặt ẩn phụ thế nào , ra sao đều có nguyên nhân của nó !!
Ở phần này , mình sẽ lý giải về cách đặt đó !!
Đầu tiên , mình sẽ nói cách đạo hàm nhé . Cái này làm nháp nên bạn không cần hiểu sâu đạo hàm đâu .
$f(x)=ax^2+bx+c(*)$
$f'(x)=2ax+b(**)$
$g(x)=ax^3+bx^2+cx+d(***)$
$g'(x)=3ax^2+2bx+c(****)$
$g''(x)=6ax+2b(*****)$
Từ $(****)$ xuống $(*****)$ thì cũng giống như từ $(*)$ xuống $(**)$ . Các bạn không cần biết tại sao nó lại như vậy !! Chỉ cần nhớ công thức là được :D
Những phần mình tô màu đỏ là làm ở Nháp nhé , không có trong bài làm !! 
Dạng 1:
$\sqrt{ax+b}=\frac{1}{a}x^2+cx+d$ thõa mãn $b+ad=\frac{a^2c}{2}(1+\frac{c}{2})$
Cách giải :
Xét $f(x)=\frac{1}{a}x^2+cx+d$
$f'(x)=\frac{2}{a}+c'_1$
Ta cho $f'(x)=0 <=> x=\frac{-ac}{2}$ hay $x+\frac{ac}{2}$
Khi đó đặt $\sqrt{ax+b}=y+\frac{ac}{2}$

Ví dụ 1 : x2+4x=x+6 (1)
ĐK : x6
f(x)=x2+4x
f(x)=2x+4
f(x)=0x=2
Đặt x+6=y+2(y2) (2)
(y+2)2=x+6
Từ (1) ta có : x2+4x=y+2(x+2)2=y+6 (3)
Từ (2)(3) ta có hệ ĐX L2 : {(x+2)2=y+6(y+2)2=x+6
Việc còn lại khá đơn giản phải không ??

Dạng 2 : ax+b=cx2+dx+e ( a0,c0,a1c )
Cách giải
f(x)=cx2+dx+e
f(x)=2cx+d
Đặt ax+b=2cy+d
Ví dụ 2 : x2x20131+16104x=2013 (1)
Đặt a=201316104=8a
PT(1) trở thành : x2xa1+8ax=a (2)
f(x)=x2x
f(x)=2x1
Đặt 1+8ax=2y1 ( y12 )
1+8ax=4y24y+1y2y=2ax (3)
PT(2) trở thành x2xa(2y1)=ax2x=2ay (4)
Từ (3)(4) ta có hệ đỗi xứng loại 2 : {x2x=2ayy2y=2ax

Ví dụ 3 : Ví dụ này khó hơn 2 ví dụ trên !!
3x+1=4x2+13x5 (1)
Nếu ta làm như cách trên : 
f(x)=4x2+13x
f(x)=8x+13
Các bạn tiếp tục làm nhé , nhưng chắc chắn sẽ không ra đâu !! :D vì bài này khó hơn mà . Khi gặp tình cảnh này , nếu '' máy móc '' thì bí thôi . 
Nếu rơi vào trường hợp này , mình chia sẽ các bạn 1 cách tìm ra cách đặt bằng phương pháp : '' ĐỒNG NHẤT HỆ SỐ ''
Ta chú ý một chút : Khi đặt 3x+1=ax+b3x+1=a2x2+2abx+b2a2x2+x(2ab3)+(b21)=0 (2)
PT(1) trở thành : 4x213x+5+ax+b=04x2+x(a13)+(b+5)=0 (3)
Để từ (2)(3) ta có hệ đối xứng loại 2 thì ta phải cân bằng hệ số một chút : 
{a2=42ab3=a13b21=b+5
Giải cái này ta sẽ tìm được : {a=2b=3
Như vậy ta sẽ đặt : 3x+1=2y+3 ( y32 )
Việc còn lại các bạn tiếp tục nhé , thử xem nó có đưa về hệ đối xứng loại 2 không   :D

Bài tập nhé : Các bạn thử dùng cách '' Đồng nhất hệ số '' này làm lại VD 1 và VD 2 

Mở rộng lên bậc 3 nhé ( thử xem được không ) :

Dạng 3 : ax+b3=cx3+dx2+ex+f với a0,c0,a=1c ( các bạn nhớ chú ý điều kiện dạng này nhá , chứ không nên để lẫn lộn )
f(x)=cx3+dx2+ex+f
f(x)=3cx2+2dx+e
f(x)=6cx+2d
f(x)=0x=d3c
Đặt ax+b3=y+d3c

Dạng 4 : ax+b3=cx3+dx2+ex+f với a0,c0,a1c
f(x)=cx3+dx2+ex+f
f(x)=3cx2+2dx+e
f(x)=6cx+2d
Đặt ax+b3=3cy+d

BÀI TẬP ÁP DỤNG :
1 , x2+1=x1
2 , x22=2x
3 , 16x2+10x+1=2x+3
4 , 3x2+2x+3=4x5
5 , 3x2+2x+3=9x5
6 , 2x2+4=x+32
7 , 3x2+x296=12x+6136
8 , x3+3x2+3x1=3.3x+53
9 , 3x6383=x3332x2+94x
10 , 81x83=x32x2+43x32

P/s : Viết mỏi tay lắm rồi , các bạn nhớ LIKE và đánh giá 5 sao nhé !!